The International Baccalaureate (IB)

Chương trình Tú tài Quốc tế – International Baccalaureate

Hay còn được nhiều tổ chức gọi tắt là IB được thành lập vào năm 1968, là chương trình đào tạo dự bị Đại học, được dành cho các bạn học sinh mong muốn được tiếp cận nền giáo dục chất lượng cấp quốc tế. Mục tiêu của chương trình IB là phát triển những thế hệ công dân toàn cầu với những năng lực sự nghiệp, gắn liền với trách nhiệm cộng đồng, chung sức bảo vệ và phát triển các giá trị đạo đức và xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn với các giá trị cốt lõi sau:

Trí tuệ

hiểu biết bản chất của kiến thức, khám phá kiến thức qua các vấn đề cục bộ và toàn cầu.

Tư duy phản biện

Luôn có óc tò mò, độc lập nghiên cứu, nhiệt tình và kiên định với sự học, xây dựng các kĩ năng so sánh, đối chiếu, phân loại, đánh giá.

Sáng tạo

Phân tích và giải quyết các vấn đề phức tạp với trách nhiệm cao, đưa ra quyết định quyết đoán.

Giao tiếp

Tự nhiên và sáng tạo trong nhiều hình thức giao tiếp, lắng nghe các quan điểm, góc nhìn cá nhân, trao đổi phản biện và cộng tác hiệu quả.

Chính trực

Yêu chuộng công bằng, giữ gìn phẩm chất và chịu trách nhiệm với hành động của mình.

Cởi mở

Tôn trọng sự khác biệt văn hóa, lịch sử và quan điểm cá nhân.

Quan tâm

Thể hiện sự tôn trọng, cảm thông và hành động để mang lại giá trị tốt đẹp hơn cho cộng đồng, kĩ năng giải quyết mâu thuẫn và gìn gì mối quan hệ.

Can đảm

Đón nhận thử thách với sự chuẩn bị và kiên định, làm việc độc lập và cộng tác để khám phá các ý tưởng sáng tạo mới.

Cân bằng

Hiểu được sự cân bằng giữa các yếu tố tâm lý, thể chất và cảm xúc trong cuộc sống cá nhân.

Biết suy nghĩ

Hiểu được ưu điểm và khuyết điểm của bản thân và xã hội thông qua trải nghiệm để tự hoàn thiện, phát triển; các kĩ năng quản lí thời gian, lập kế hoạch, tính kỉ luật.

Cách tiếp cận trong dạy học

Các phương pháp dạy học hiện đại và tích cực được sử dụng rất linh động trong chương trình IB, cho phép giáo viên lựa chọn các kĩ thuật dạy học phù hợp với hoàn cảnh và khả năng của học sinh, với các định hướng:

Dạy học khám phá: Lấy học sinh làm trung tâm, khuyến khích họ tự nghiên cứu kiến thức.

Chú trọng sự hiểu bản chất: khám phá và hiểu sâu các khái niệm, kết nối với thực tế và các bối cảnh khác nhau.

Phát triển các bối cảnh địa phương và toàn cầu: sử dụng các bối cảnh thực tế và khích lệ học sinh kết nối kiến thức với kinh nghiệm bản thân

Rèn luyện kĩ năng làm việc nhóm và cộng tác.

Đánh giá xuyên suốt khách quan: các bài đánh giá định kì ở trường và bài đánh giá sau cùng bởi IBO với cấu trúc các câu hỏi phong phú giúp đánh giá năng lực và sở trường của học sinh một cách khách quan và chính xác nhất và kịp thời phản hồi giúp học sinh tiến bộ.

Có 4 chương trình giáo dục IB, học sinh trung học thường sẽ quan tâm đến chương trình Chứng chỉ IB (IB Diploma Program – DP) và chương trình Nghề nghiệp (Career-related Program).

Cấu trúc của chương trình IBDP

Ở chương trình IB, học sinh phải chọn học 3 môn thuộc trình độ Nâng cao (High Level) và 3 môn ở trình độ cơ bản (Standard Level) trong 6 lĩnh vực cốt lõi bắt buộc:

· Language and Literature (Văn học và Ngôn ngữ).

· Language Acquisition (Đọc hiểu).

· Individuals and Societies (Phát triển bản thân và Xã hội học) gồm có các môn: Địa lý, Tôn giáo, Lịch sử, Kinh tế, Quản trị Kinh doanh, Tâm lý, Triết học và Công nghệ Thông tin.

· Science (Khoa học): Sinh học, Hóa học, Vật lý học, Hệ thống Môi trường, Thể dục, Khoa học Máy tính và Kỹ thuật Thiết kế.

· Math (Toán).

· Arts (Nghệ thuật): Khiêu vũ, Âm nhạc, Phim ảnh, Kịch nghệ, Nghệ thuật Thị giác

    ĐĂNG LÝ
    HỌC THỬ MIỄN PHÍ 1 BUỔI




    Giáo viên sẽ liên hệ, để học sinh tự chọn môn học thử

    Ngoài ra, học sinh còn phải hoàn thành các học phần bổ sung, bao gồm:

    TOK – Theory of Knowledge (Lý thuyết Kiến thức), nhằm phát triển kỹ năng tư duy phản biện.

    CAS – Creativity, Action, Service (Sáng tạo, Hành động và Phục vụ) module, học sinh tham gia các hoạt động dịch vụ cộng đồng, thể thao hoặc sáng tạo ít nhất 3 giờ thuộc học phần.

    EE – Extended Essay (Viết luận Chuyên sâu), học sinh làm một bài nghiên cứu độc lập 4.000 chữ về một chủ đề mà các em tự chọn.

    Hoạt động CAS (Creativity, Activity, Service) bao gồm các dự án và hoạt động ngoại khóa như tình nguyện, thi đấu thể thao hoặc các sự kiện sáng tạo nhằm phản ánh được các phẩm chất sáng tạo, năng động của các bạn học sinh

    Các văn bằng IB đều được chấm điểm và đánh giá dựa vào kết quả của bài kiểm tra viết và bài thi cuối kỳ của chương trình IB. Đối với tất cả 6 môn học (cả chương trình nâng cao và chương trình chuẩn) đều được đánh giá dựa vào thang điểm 7.

    Tổng điểm tối đa ở 6 môn là 42 điểm. Bên cạnh đó còn có 3 điểm phụ khác của môn học Lý thuyết nhận thức, bài luận mở rộng và các hoạt động ngoại khóa sẽ tăng tổng điểm tối đa lên 45 điểm.

    Thông thường, học sinh cần phải đạt được điểm tối thiểu là 24 điểm. Tuy nhiên, việc đánh giá này còn tùy thuộc vào từng quốc gia nên có cách chấm điểm khác nhau.

    Chương trình IB dành cho ai?

    Chương trình Tú tài quốc tế cung cấp một nền tảng giáo dục toàn diện. Do đó, chương trình thích hợp với những em học sinh có hứng thú học nhiều môn học khác nhau, nhưng lại chưa quyết định được ngành học cụ thể em muốn theo đuổi trong tương lai. Chương trình học Bằng Tú tài Quốc tế (IB) có 3 bậc:

    · Bậc tiểu học IB Primary Years Program (IB PYP) dành cho lứa tuổi mẫu giáo đến lớp 5.

    · Bậc trung học IB Middle Years Program (IB MYP) dành cho lứa tuổi 16 đến 19 tuổi, đây là bậc chuyển tiếp chương trình 2 năm lấy bằng Tú tài quốc tế IB DP.

    · Bậc cao nhất IB Diploma Programme (IB DP) dành cho học sinh độ tuổi từ 16 đến 19.

    Tham khảo: https://www.ibo.org/globalassets/what-is-an-ib-education-en.pdf

      ĐĂNG LÝ
      HỌC THỬ MIỄN PHÍ 1 BUỔI




      Giáo viên sẽ liên hệ, để học sinh tự chọn môn học thử